0

So sánh gỗ Veneer và MFC (Melamine)

Gỗ Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các thân cây gỗ quý

So sánh gỗ Veneer và MFC (Melamine)

 

Nếu không phải là những chuyên gia nội thất, có kinh nghiệm am hiểu trong nội thất thì chắc hẳn những cụm từ như: Veneer, Melamine là điều mới lạ của nhiều người. Vậy chúng có những đặc điểm gì, giống và khác nhau như thế nào?

Nói nôm na cho dễ hiểu: Gỗ Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các thân cây gỗ quý như: óc chó, tần bì, xoan đào, sồi… tuy đóng vai trò là vật liệu bề mặt nhưng nó thường được gọi là gỗ. Melamine cũng sở hữu vai trò bề mặt nhưng thực chất là nhựa được phủ lên bề mặt cốt gỗ. 

So sánh gỗ Veneer và MFC (Melamine)

Đặc điểm chung gỗ Veneer và MFC (Melamine)

- Đều được phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp để làm ra các sản phẩm nội thất.

- Đều phải qua gia công chế biến sản xuất

So sánh gỗ Veneer và MFC (Melamine)

- Gỗ Veneer là vân gỗ tự nhiên (lạng mỏng từ gỗ tự nhiên) ngược lại MFC là vân gỗ nhân tạo.

- Bề mặt gỗ Veneer sau khi hoàn thiện được phủ sơn PU còn với MFC bề mặt được hoàn thiện bằng công nghệ tạo nhựa cứng lên bề mặt có thể dùng đầu chìa khóa cạo không xước, độ nhẵn bóng tương đối tốt.

- Veneer thưởng phủ lên ván ép hoặc cốt gỗ MDF, còn với Melamine thường phủ lên ván dăm vì có độ cứng cao. 

- Ván ép phủ Veneer khi làm nội thất thường dùng lõi phi long hoặc phi mã, nếu dùng ván khác dễ bị bong lớp gỗ. Veneer nên dùng nhập khẩu (indo, mỹ), nếu dùng Vân xoan đào thì dùng của Việt Nam, không nên dùng Veneer nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngược lại Melamine hay MFC lại phủ lên ván dăm hoặc cốt gỗ MDF. 

- Tấm gỗ có độ đàn hồi cao nếu là Veneer, với MFC tấm gỗ cứng nếu phủ lên ván dăm (bột gỗ)

- Bề mặt ván làm cánh tủ, hồi tủ muốn phẳng phải chọn kỹ, thông thường để đảm bảo độ phẳng dùng Veneer phủ MDF. Trái lại bề mặt ván MFC có độ phẳng tuyệt đối không bị gợn sóng.

- Gỗ Veneer không dùng xăng, dầu, hóa chất lau chùi bề mặt khi bẩn, còn với MFC thì hoàn toàn có thể.